Chế độ thông phòng hay còn gọi là chế độ “Luôn mở” được cho là một tính năng khá hữu ích và thiết thực của khóa điện tử ngày nay. Bài viết này Alock sẽ nói chi tiết hơn về chế độ thông phòng và những ưu nhược điểm của chế độ này trong quá trình sử dụng để khách hàng nắm được khi nào nên dùng và khi nào nên tắt chế độ này.
Giới thiệu sơ lược về chế độ thông phòng của khóa cửa thông minh
Chế độ thông phòng là gì?
Chế độ thông phòng là chế độ “Luôn mở” (hay chế độ “Thông qua”) trên khóa thông min. Với chế độ, tính năng này giúp cho bất kỳ ai cũng có thể mở được khoá mà không cần đến vân tay, mật khẩu, thẻ từ hay chìa khóa cơ. Khi khóa được cài đặt ở chế độ này, người dùng chỉ cần gạt tay nắm xuống là mở được cửa.
Nguyên lý hoạt động.
Khóa vân tay cửa thường bao gồm 2 bộ phận chính. Thứ nhất là bộ phận điện tử công nghệ bao gồm thiết bị đọc, xác nhận dấu vân tay, thẻ và mã số. Thứ hai là bộ phận khóa cơ, gồm chốt giữ cửa, tay cầm, ổ khóa cơ,… Đối với khóa có tay gạt ở chế độ bình thường, người dùng bắt buộc phải sử dụng mật khẩu, vân tay hoặc thẻ từ để chốt khóa bên trong được motor đẩy lên liên kết với tay gạt, sẵn sàng cho việc mở khóa. Kết thúc quá trình này, người dùng mới có thể gạt tay nắm xuống.
Tuy nhiên, khi khóa ở chế độ thông phòng, chốt khóa bên trong sẽ luôn ở trạng thái đã được motor đẩy lên. Vì thế, người dùng chỉ cần gạt tay nắm xuống là mở được cửa mà không cần dùng đến mật khẩu, vân tay hay thẻ từ.
Chế độ thông phòng của khóa điện tử, khóa vân tay thích hợp cho những mục đích gì?
Giúp tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Trong trường hợp thực tế chẳng hạn như có nhiều khách đến chơi nhà và phải ra vào cửa thường xuyên. Lúc này, bạn phải cấp quyền mở khóa cửa vân tay cho khách, hoặc cấp thẻ từ hoặc thêm mật khẩu khách …, tuy nhiên, việc cài đặt cho từng người lại mất nhiều thời gian không được tiện lợi cho lắm.
Hoặc trong trường hợp bạn lắp khóa vân tay cho trường học? phòng họp, phòng hội nghị… điều này sẽ càng mất nhiều thời gian. Và chế độ thông phòng sẽ biến khóa cửa vân tay tạm thời trở thành khóa cửa với tính năng cơ bản là gạt mở khóa (một bộ khóa cơ đúng nghĩa)
Xem thêm :-> 25 mẫu khóa vân tay thịnh hành 2023
Giải pháp là gì?
Trong trường hợp này ta sẽ có 2 giải pháp tối ưu như : Thêm mật khẩu khách (đây là dạng mật khẩu có thể tồn tại trong khoảng thời gian nhất định và có thể đơn giản xóa đi khi cần thiết ) hoặc sử dụng chế độ thông phòng.
Để bật tắt chế độ thông phòng khách hàng cũng thao tác trực tiếp trên khóa hoặc có thể sử dụng thông qua ứng dụng đối với những khóa có hỗ trợ kế nối với điện thoại thông minh.
Với mỗi mẫu khóa có thể có menu bật tắt chế độ thông phòng khác nhau vậy nên khách hàng có thể xem thêm chi tiết về cách bật chế độ thông phòng đối với từng loại khóa.
Ưu và nhược điểm của chế độ “Luôn mở” trên khóa thông minh
Ưu điểm
- Tiện lợi đối với không gian mở có nhiều người sử dụng như phòng họp, phòng học, …
Nhược điểm
- Nếu cần về an ninh thì hàng ngày luôn phải bật/ tắt chế độ này lên bằng cách thủ công. Một số trường hợp khóa tích hợp thêm module kết nối wifi thì có thể bật tắt trên APP.
- Bất kỳ ai cũng có thể mở cửa nên nếu không tắt chế độ này lúc vắng khách thì có thể làm cho căn hộ, căn phòng trở nên kém an toàn.
Những mẫu khóa hiện có hỗ trợ chế độ thông phòng
- Khóa vân tay BMT101
- Khóa vân tay BMT103
- Khóa vân tay INVITEK E202
- Khóa vân tay INVITEK E204
- Khóa vân tay KADAAS S500C
- Khóa cửa vân tay Philips 7300